Ông Jens Nautopie - phóng viên Đài truyền hình Đan Mạch - nhà báo Bắc Âu duy nhất chứng kiến giờ khắc lịch sử tại dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, cũng có mặt.
Trước một rừng ống kính máy ảnh, camera của báo chí trong và ngoài nước, thiếu tướng Hoàng Dũng - nguyên Bí thư quân sự của Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 cho biết: tháng 10/1973, một kế hoạch quân sự 2 năm đã được đặt ra, trong đó xác định năm 1975 sẽ đánh lớn, đánh rộng khắp, tạo điều kiện đến năm 1976 tiến đánh Sài Gòn - Gia Định và giải phóng miền Nam. Ông cho biết thêm, sở dĩ trong năm 1975 quân giải phóng chọn Tây Nguyên làm mũi đột phá vì đây là địa điểm rất trọng yếu. Nếu giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên thì sẽ tạo nên một sự đổ vỡ về phòng thủ và làm rúng động nhiều địa điểm phòng thủ khác của đối phương. Thiếu tướng Hoàng Dũng nói tiếp: "Chiến dịch Tây Nguyên thì các bạn đã biết, tôi không nói lại. Đến lúc này tình hình vỡ ra lớn quá, chúng tôi đã tiêu diệt và xóa sổ hai quân khu của đối phương là Quân khu 1 và Quân khu 2. Chính lúc này, lãnh đạo của chúng tôi đã đánh giá thời cơ tổng tiến công nổi dậy đã tới, và hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam ngay trước mùa mưa năm 1975, không được chậm trễ".
Để thực hiện nhiệm vụ "thần tốc", "táo bạo", thiếu tướng Hoàng Dũng cho biết quân giải phóng đã tập hợp một lực lượng lớn hơn đối phương gấp 2-3 lần - khoảng 25 vạn quân, 400 xe tăng, hơn 2.000 khẩu pháo tiến đánh Sài Gòn... Cuộc hành quân được đặt trong điều kiện là phải hạn chế đến mức thấp nhất thương vong của người dân và bảo vệ an toàn các mục tiêu cần thiết như nhà máy điện, nhà máy nước để bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân. "Cuộc hành quân tập kết đồ sộ như vậy so với 4.000 năm lịch sử của chúng tôi là cuộc hành quân vĩ đại nhất", tướng Dũng nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo hãng tin Reuters: Sau bao nhiêu gian truân, mất mát chỉ với một hoài bão là chiến thắng, còn bây giờ thì lý tưởng ấy ra sao, Thiếu tướng Phan Khắc Hy nói, trong chiến đấu, lý tưởng "không có gì quý hơn độc lập tự do" là động lực mà toàn dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh. Ngày nay, động lực ấy là làm sao cho "tất cả mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Một nhà báo Hàn Quốc đặt vấn đề về vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, Thiếu tướng Phan Khắc Hy cho biết, Quân đội nhân dân Việt Nam có hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ và sản xuất xây dựng đất nước. Khi có giặc đến, dùng toàn lực đánh giặc, vào thời bình, vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia giúp đỡ đồng bào xây dựng đường giao thông, bệnh viện, trường học...
Tại buổi họp báo, có nhiều nhà báo nước ngoài - thay vì chất vấn, đã bày tỏ sự khâm phục đối với các vị cựu binh Việt Nam có mặt, cũng như ngợi ca cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam 30 năm về trước.
Tiến tới kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Cuộc hành quân vĩ đại nhất trong lịch sử
Cập nhật ngày: 06/10/2020


Sáng 22-3-2005, có khoảng 80 nhà báo nước ngoài cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí trong nước đã đến dự buổi họp báo, giao lưu với các tướng lĩnh từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 do Hội cựu chiến binh TPHCM tổ chức.
Bản in
Các bài viết khác
-
Chi bộ Sinh viên 2 tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới (17/08/2022)
-
Đại hội chi bộ Khoa Nhà nước và Pháp luật nhiệm kỳ 2022 - 2025 (16/08/2022)
-
Đại hội chi bộ Phòng Tổ chức, hành chính, quản trị nhiệm kỳ 2022 - 2025 (13/08/2022)
-
Học viện Cán bộ Thành phố tổ chức Khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc năm 2022 (12/08/2022)
-
Bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung K.71.B03 (12/08/2022)
-
Học viện Cán bộ Thành phố Tổ chức Lễ bế giảng 10 lớp Bồi dưỡng (11/08/2022)
-
Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức Hội đồng chấm thi giảng viên giỏi năm 2022, đợt 1 (11/08/2022)
-
Đại hội chi bộ Khoa Xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2022 - 2025 (02/08/2022)
-
Học viện Cán bộ Thành phố Chào cờ và sinh hoạt đầu tháng 8 năm 2022 (01/08/2022)
-
Báo cáo chuyên đề phòng chống tác hại của thuốc lá (01/08/2022)